Thuyết minh biện pháp thi công cải tạo nâng cấp đường xã word
Yêu cầu kỹ thuật cấp phối đá dăm.
Cấp phối đá dăm phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của TCVN 8859-2011 và yêu cầu của dự án.
– Cấp phối đá dăm là một hỗn hợp cốt liệu, sản phẩm của một dây chuyền công nghệ nghiền đá, có cấu trúc thành phần hạt theo nguyên lý cấp phối chặt, liên tục.
– Mọi vật liệu dùng cho lớp cấp phối đá dăm bao gồm những mảnh vụn đá nghiền sạch, cứng, bền vững, có cạnh sắc, không có quá nhiều hòn đá dẹt và dài, và chứa ít đá mềm xốp, phong hoá, nứt rạn, chứa ít bụi và các chất hữu cơ khác.
Cấp phối đá dăm dùng làm móng đường được chia làm hai loại:
– Loại I: là cấp phối hạt mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai.
– Loại II: là cấp phối hạt được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là vật liệu hạt tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50 % khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì ít nhất 75 % số hạt trên sàng 9,5 mm phải có từ hai mặt vỡ trở lên.
– Có cốt liệu (kể cả cỡ hạt nhỏ và mịn) đều là sản phẩm nghiền từ đá sạch, mức độ bám bẩn không đáng kể, không lẫn đá phong hoá và không lẫn hữu cơ, được sử dụng làm lớp móng trên của kết cấu áo đường.
– Các loại đá gốc được sử dụng để nghiền sàng làm cấp phối đá dăm phải có cường độ nén tối thiểu phải đạt 60 MPa nếu dùng cho lớp móng trên và 40 MPa nếu dùng cho lớp móng dưới. Không được dùng đá xay có nguồn gốc từ đá sa thạch (đá cát kết, bột kết) và diệp thạch (đá sét kết, đá sít).
– Hỗn hợp cốt liệu có cấu trúc thành phần hạt và các chỉ tiêu cơ lý khác phù hợp với quy định kỹ thuật, sau khi thí nghiệm kỹ thuật đạt được các yêu cầu sau:
Admin –
Cảm ơn các bạn